10 Quy Tắc Đẹp Khi Dàn Bố Cục Chụp Ảnh Đồ Ăn
Có thể nói để làm nên một bộ hình food thành công, nếu phải hỏi yếu tố nào quan trọng nhất có lẽ trước cả lighting mình sẽ nói nó chính là bố cục một bức hình chụp ảnh thức ăn. Tại sao mình lại nói như vậy? Vì có đôi khi trong lúc chụp hình khi bạn Food Stylist của team setup xong layout của bức hình thậm chí còn chưa đánh lighting, vậy mà chỉ cần giơ một chiếc điện thoại canh đại một góc nào đó đã có một bức hình đẹp đủ để làm social post cho khách hàng. Vì vậy mà lâu lâu đi chụp lại gặp mấy anh chị khách chụp xong 1 layout lại kêu khoan khoan để chị lấy điện thoại chị chụp để post lên insta quán cái đã. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu qua những điều cần lưu ý khi dàn bố cục chụp ảnh đồ ăn. Chỉ cần nắm rõ những điều này thì trình chụp ảnh đồ ăn của bạn sẽ lên một tầm cao mới.
Tip 1: Xác định góc Hero của chủ thể
Khi một món ăn được đưa ra, sẽ luôn có một góc mà ở đó đồ ăn trông sẽ đẹp mắt nhất, hãy đảm bảo rằng góc Hero này đối diện Camera của máy ảnh chụp food. Để tìm ra góc bố cục chụp ảnh đồ ăn đẹp nhất này, cách đơn giản nhất là bạn hãy thử xoay xung quanh và nhìn vào màn hình để xem góc nào đẹp nhất.
Hình chụp bánh ngọt nghệ thuật (Ảnh sưu tầm)
Tip 2: Sử dụng cặp màu tương phản
Bằng việc sử dụng cặp màu tương phản bạn sẽ tạo nên những bức ảnh rất nịnh mắt và chủ thể “ pop-out” hoàn toàn trên tấm hình. Để xem các cặp màu tương phản với nhau bạn có thể lên google và search color complementary. Mình thường hay sử dụng công cụ color wheel của Canva. Ví dụ trong bức hình dưới đây, tác giả sử dụng màu xanh và hồng trong cặp màu đối lập để tạo ra sự tương phản trong món soup.
Sử dụng màu tương phản trong chụp hình đồ ăn (Ảnh sưu tầm)
Tip 3: Layering
Đây là một kĩ thuật cơ bản và đương nhiên quan trọng nhất trong dàn bố cục layout khi chụp food. Đó là lí do lúc nào Food Stylist cũng phải có một kho props lỉnh kỉnh nào dĩa nào thớt nào khăn.
Việc tạo nhiều layer trong bức hình chụp food sẽ làm cho bức ảnh của bạn trở nên có chiều sâu, thú vị hơn rất nhiều so với chỉ có 1 -2 layer. Lí tưởng mình đề xuất nên sử dụng tầm 3 – 4 layer cho bức hình.
Ảnh chụp món ăn với nhiều tầng layer khác nhau (Ảnh sưu tầm)
Nếu khi nào bí ý tưởng decor chụp ảnh đồ ăn hoặc cảm thấy bức hình chụp ảnh thức ăn mình trông cũng tạm đấy nhưng sao cứ thấy chán chán thì hãy thử lót nó xuống cái dĩa hay thêm một cái khăn thử xem sao nhé.
Tip 4: Các bố cục chụp ảnh đồ ăn cơ bản
Bố cục tam giác
Đây là bố cục thường dùng nhất trong chụp food vì nó tạo ra hiệu ứng nhìn khá đẹp và đủ đầy cho mắt người nhìn, đòng thời nó liên kết các vật thể rất chặt chẽ và tạo ra ảo giác về sự chuyển động làm cho bức hình rất sinh động.
Chụp hình món ăn với bố cục tam giác (Ảnh sưu tầm)
Những đường cong
S- curve
S-curve là một chuyển động đường cong theo hình chữ S. Thường đường cong hình chữ S mang lại cảm giác mềm mại và uyển chuyển, thích hợp những tấm hình chụp recipe hay kiểu homecook.
Món ăn trông hút mắt hơn khi sử dụng hiệu ứng S – curve (Ảnh sưu tầm)
C- curve
Đường cong chữ C là một kĩ thuật bố cục khá đơn giản, nếu mới tập chụp bạn có thể thử sức với kiểu bố cục chụp ảnh đồ ăn này. Bố cục chữ C sẽ có khá nhiều không gian âm tạo cảm giác tinh tế vừa phải nhưng vì là đường cong nên nó cũng sẽ tạo ra cảm giác chuyển động làm cho bức hình chụp ảnh đồ ăn sinh động hơn.
Kỹ thuật C curve dùng trong chụp ảnh đồ ăn (Ảnh sưu tầm)
Một cách khác bạn có thể dùng C curve đó là đặt các yếu tố phụ xung quanh chủ thể chính.
Các đường xoắn ốc
Các đường xoắn ốc là một kĩ thuật cách chụp đồ ăn đẹp được sử dụng rất nhiều cho việc xây dựng bố cục chính, bởi vì các đường xoắn ốc nhận ra rõ ràng bởi mắt người. Sử dụng kĩ thuật này khá đơn giản, mắt con người sẽ thường hướng vào trung tâm của hình xoắn ốc vì vậy cần đảm bảo bạn đặt chủ thể chính giữa bức hình.
Đường xoắn ốc của ảnh đồ ăn kích thích thị giác (Ảnh sưu tầm)
Kết hợp các đường cong
Những kĩ thuật này có thể kết hợp lại với nhau để liên kết các vật thể trong bức hình lại.
Chụp ảnh đồ ăn đẹp nhờ bố cục đường cong (Ảnh sưu tầm)
Bố cục chụp ảnh đồ ăn 1/3
Tuy là bố cục kinh điển nhưng nó luôn mang lại luôn là một chiến thuật khá hiệu quả trong chụp Food. Bố cục chụp ảnh đồ ăn 1/3 giúp cân bằng tấm hình chụp ảnh thức ăn và dẫn dắt mắt người xem chú ý vào phần quan trọng của tấm hình một cách hoàn toàn tự nhiên.
Bố cục 1/3 dễ dùng nhất trong kỹ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp (Ảnh sưu tầm)
Ứng dụng chụp ảnh đồ ăn 1/3 khá đơn giản. Bạn cần đặt chủ thể chính vào giao điểm của đường ngang và đường dọc, đây gọi là điểm mạnh. Và ngược lại nên tránh đặt những chi tiết phụ không quan trọng vào điểm mạnh để tránh gây xao nhãng cho người nhìn.
Sử dụng những đường chéo
Khi nhìn vào bức hình chụp ảnh đồ uống hay thức ăn mắt chúng ta có khuynh hướng nhìn theo những đường của các vật thể trong hình.
Dẫn dắt thị giác người xem thông qua bố cục đường chéo (Ảnh sưu tầm)
Hãy để ý đến những đường line trong tấm hình của bạn để dẫn dắt mắt người xem đến phần quan trọng nhất của tấm ảnh. Ngoài việc dẫn dắt thị giác, những đường line này còn tạo độ sâu và sự thú vị cho bức hình.
Cân đối và bất cân đối
Cân đối
Trong bố cục chụp ảnh đồ ăn cân đối, các vật thể trong bức ảnh sẽ được sắp đặt giống như 2 bên là tấm gương phản chiếu của nhau. Điều này tạo nên sự cân bằng, hoà hợp của bức ảnh, và tạo cho người xem cảm giác rất yên bình, êm dịu khi nhìn.
Sự cân đối chi tiết vật thể tạo nên hoàn hảo cho hình ảnh (Ảnh sưu tầm)
Hình ảnh bánh ngọt đẹp nhờ bố cục chụp ảnh đồ ăn cân đối (Ảnh sưu tầm)
Bất cân đối
Sẽ đặt các vật thể theo cách ngẫu nhiên hơn hoặc đôi khi là một vật thể break ra khỏi sự cân đối để tạo nên cá tính cho bức hình chụp ảnh thức ăn.
Bất cân đối tạo ra hình ảnh đồ ăn tự nhiên nhất (Ảnh sưu tầm)
Bức hình đồ ăn đầy cá tính riêng (Ảnh sưu tầm)
Quy tắc khoảng trống trong chụp hình đồ ăn
Khoảng trống là một vùng khoảng không gian trống hay còn gọi là khoảng thở trong nhiếp ảnh. Khoảng trống được đặt vào trong ảnh chụp đồ ăn nước uống để giúp chủ thể chính trông nổi bật hơn.
Chủ thể nổi bật nhờ cách chụp tạo khoảng trống trong khung hình (Ảnh sưu tầm)
Đôi khi việc chụp cận cảnh hoặc setup decor quá nhiều phụ kiện sẽ khiến ảnh trông ngột ngạt khó nhìn. Chỉ áp dụng cách chụp này nếu muốn thể hiện chi tiết thành phần, nguyên liệu của món ăn. Tạo khoảng trống giú bức ảnh đồ ăn trông dễ nhìn và kể câu chuyện sống động cho món ăn
Áp dụng quy tắc kể chuyện
Một bức ảnh hấp dẫn thu hút nhiều thực khách là một bức ảnh có câu chuyện để kể. Những kiểu kể chuyện hay được áp dụng trong chụp hình đồ ăn:
Chụp góc 45 độ kết hợp cùng nghệ thuật kể chuyện cho hình ảnh món ăn (Ảnh sưu tầm)
- Cảnh đồ ăn bày biện trên một chiếc bàn kiểu sang trọng trong nhà hàng
- Chụp cận cảnh món ăn mới ra lò từ bếp.
- Hay cảnh người đầu bếp đang làm và trang trí món ăn.
- Cảnh phục vụ đang bưng bê đồ ăn đến cho thực khách.
- Sắp xếp các nguyên liệu món ăn như thể món ăn vừa mới được nấu,…
- Thử quẹt, cắt, làm rơi ra bàn một thành phẩn của món ăn hoặc làm gì đó dang dở trong món ăn
Ứng dụng linh hoạt quy tắc số lẻ
Các con số đóng vai trò quan trọng trong bố cục chụp ảnh đồ ăn, thường nhiếp ảnh gia chụp food áp dụng những con số lẻ để tạo bố cục tốt chắn chắn hơn. Tuy nhiên, đây là ví dụ chứ không bắt buộc phải áp dụng một cách quá máy móc, nhiều khi ngoại lệ sử dụng 2 hoặc 4 cũng vẫn rất tốt.
Quy tắc số lẻ trong chụp hình đồ uống (Ảnh sưu tầm)
Sắp xếp background đối lập với đồ ăn
Background hay còn gọi là phông nền nên sáng tạo đối lập với món ăn sẽ tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho toàn bộ bức hình.
Hình ảnh đồ ăn cuốn hút hơn nhờ sự đối lập trong background (Ảnh sưu tầm)
Để làm điều này, đội ngũ ekip tiến hành set up ánh sáng đèn chụp food, bố cục, phông nền, màu sắc, không gian, trái ngược hoàn toàn so với món ăn. Các các cặp màu sắc đối nghịch thường được áp dụng mang đến ấn tượng cao như: trắng – đen, xanh lá – đỏ, xanh dương – cam,…
Tạo sự lặp đi lặp lại trong bố cục chụp ảnh đồ ăn
Bố cục lặp là cách sắp xếp lặp đi lặp lại một góc chụp đồ ăn đẹp trong đó đồ ăn hay nguyên liệu được lặp đi lặp lại tạo nên một chủ đề mạch lạc trong hình ảnh món ăn nước uống.
Bố cục chụp hình món ăn lặp đi lặp lại (Ảnh sưu tầm)
Tác dụng của bố cục tạo ra kích thích thị giác khách hàng cùng những hoa văn độc đáo. Muốn ứng dụng hiệu ứng này tốt nhất là sử dụng chính đồ ăn thức uống làm hoa văn.Bố cục lặp đi lặp lại vô cùng đơn giản dễ thực hiện. Chắc chắn đây sẽ làm một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn đang bế tắc trong việc chụp hình đồ ăn.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm về bố cục chụp ảnh đồ ăn mà Spicy Food Studio đã đúc kết lại trong suốt nhiều năm chụp ảnh đồ ăn, chúng tôi mong rằng từ những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các bạn đang có nhu cầu chụp hình món ăn chuyên nghiệp. Hãy liên hệ ngay với Spicy Food Studio (Dịch vụ chụp ảnh món ăn, chụp ảnh đồ uống) qua số hotline: 0969 588 961 (Zalo) nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tìm dịch vụ chụp ảnh food, dịch vụ chụp ảnh món ăn uy tín!