8 Quy Tắc Bố Cục Chụp Ảnh Sản Phẩm Ấn Tượng
Bố cục chụp ảnh sản phẩm là yếu tố qua trong tạo ra sự thu hút sản phẩm cho người xem. Chúng ta có thể tuân theo những quy tắc hoặc tự do sáng tạo để tạo ra ảnh chụp sản phẩm đẹp mang phong cách riêng. Dưới đây là một số quy tắc bố cục chụp ảnh sản phẩm được các nhiếp gia Spicy Food Studio khuyên dùng.
Bố cục trung tâm
Spicy Food Studio bật mí cho bạn biết đây chính là bố cục được sử dụng nhiều phổ biến nhất trong nhiếp ảnh sản phẩm. Muốn chụp bố cục này chỉ cần đặt sản phẩm ở phía trước và trung tâm của toàn bộ ảnh.
Bố cục trung tâm (Ảnh sưu tầm)
Kiểu bố cục này mục đính cđể tập trung vào sản phẩm chính, tránh xao nhãng những đồ vật trang trí xung quanh. Đây cách làm nổi bật sản phẩm chính, nhấn mạnh tính toàn diện và sự hoàn hảo của sản phẩm.
Bố Cục 1/3 (Rule of Thirds)
Bố cục 1/3 được biết đến là một nguyên tắc vàng trong nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh sản phẩm nói riêng. Quy tắc bố cục chụp ảnh sản phẩm 1/3 chia khung hình thành 9 phần bằng nhau tạo thành từ hai đường ngang và hai đường dọc.
Bố cục 1/3 (Ảnh sưu tầm)
Sản phẩm chính được đặt ngay tại điểm giao nhau của các đường ngang và dọc. Quy tắc 1/3 tạo sự nổi bật đặc sắc theo cách riêng cho hình ảnh sản phẩm.
Bố Cục Đường Dẫn (Leading Lines)
Bố cục đường dẫn sử dụng các đường tự nhiên hoặc nhân tạo trong khung hình để dẫn dắt ánh mắt của người xem đến sản phẩm chính. Các đường dẫn này có thể sáng tạo đa dạng từ đường thẳng, đường cong, đường chéo… Bố cục đường dẫn thu hút sự chú ý vào sản phẩm một cách hiệu quả.
Bố cục đường dẫn (Ảnh sưu tầm)
Bố Cục Tầng Lớp (Layered Composition)
Bố cục tầng lớp sử dụng nhiều lớp khác nhau trong khung hình để tạo ra chiều sâu. Sản phẩm có thể được đặt ở tầng lớp giữa hoặc phía trước, trong khi các yếu tố nền và phía sau giúp tăng thêm sự phong phú và bối cảnh cho bức ảnh. Sử dụng bố cục chụp hình sản phẩm tầng lớp để nhiếp ảnh gia tạo ra hình ảnh có chiều sâu và sức sống.
Bố cục tầng lớp (Ảnh sưu tầm)
Bố Cục Không Gian Âm (Negative Space)
Bố cục không gian âm tạo ra sự nổi bật cho sản phẩm bằng cách để lại nhiều không gian trống xung quanh. Không gian trống này giúp sản phẩm trở thành trung tâm của bức ảnh mà không bị cạnh tranh bởi các yếu tố khác. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong chụp ảnh sản phẩm có tính tối giản, tạo cảm giác sang trọng và hiện đại.
Bố cục không gian âm (Ảnh sưu tầm)
Bố Cục Cận Cảnh (Close-Up Composition)
Bố cục cận cảnh tập trung vào các chi tiết của sản phẩm, giúp người xem nhìn rõ các đặc điểm và chất liệu của nó. Cách chụp này đặc biệt hiệu quả với những sản phẩm có chi tiết nhỏ hoặc chất liệu độc đáo. Chụp close up mang khách hàng gần hơn với sản phẩm để khách hàng dễ dàng cảm nhận được chất lượng sản phẩm.
Bố cục cận cảnh (Ảnh sưu tầm)
Bố Cục Đối Lập (Contrasting Composition)
Bố cục chụp ảnh sản phẩm đối lập sử dụng sự tương phản giữa sản phẩm và nền hoặc các yếu tố xung quanh để tạo điểm nhấn. Sự đối lập về màu sắc, ánh sáng, hoặc hình dạng có thể làm sản phẩm nổi bật hơn so với các yếu tố khác trong bức ảnh.
Bố cục đối lập (Ảnh sưu tầm)
Bố Cục Nhóm (Group Composition)
Bố cục nhóm thường được sử dụng khi chụp nhiều sản phẩm cùng loại hoặc một bộ sản phẩm. Sắp xếp các sản phẩm theo nhóm làm hình ảnh sản phẩm hài hòa, nịnh mắt và hấp dẫn người xem. Việc phối hợp màu sắc, hình dạng và kích thước của các sản phẩm trong nhóm sẽ giúp bức ảnh trở nên cân đối và bắt mắt hơn.
Bố cục nhóm (Ảnh sưu tầm)
Các bạn hãy thử sử dụng quy tắc bố cục chụp ảnh sản phẩm đúng cách đúng kỹ thuật mà Spicy Food Studio đã chia sẻ ở trên để nâng cao chất lượng hình ảnh sản phẩm nhé. Đồng thời nhờ hình ảnh sản phẩm đẹp chất lượng cao mà doannh nghiệp dễ dàng quảng bá hình ảnh sản phẩm ra thị trường, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thúc đẩy doanh số gia tăng phát triển bền vững. Mỗi bố cục mang lại một hiệu ứng thị giác riêng, từ sự tinh tế, tối giản đến sự mạnh mẽ và nổi bật. Hãy thử áp dụng 8 quy tắc bố cục chụp hình sản phẩm để tạo ra những bức ảnh sản phẩm đẹp, chuyên nghiệp và ấn tượng nhất.
>>>Xem thêm: Bí Quyết Chụp Ảnh Sản Phẩm Bay Sáng Tạo Nhất